Kết quả tìm kiếm cho "ruộng lúa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2082
Với sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình, vận động thêm nhiều nông dân tham gia đề án.
Mùa Xuân ấy không đến với riêng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP), mà được xây đắp từ tấm lòng của các anh đến Nhân dân khu vực biên giới, nơi đóng quân, bởi “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
Ngày 3/1, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện thăm đồng kiểm tra xuống giống vụ đông xuân và các mô hình tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú kỷ niệm ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị kháng Pháp hy sinh là hoạt động thường niên được huyện Châu Phú tổ chức từ năm 2003 đến nay. Qua đó, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc.
Chiều buông, núi Cấm (TX. Tịnh Biên) chìm trong màn mây mờ ảo. Xa xa, khói lam chiều đốt rẫy bay lơ lửng, núi Cấm trở nên thâm u, tịch tĩnh như chốn tiên bồng.
Hơn 40 năm gắn bó với đồng ruộng, mang kiến thức khoa học hướng dẫn nông dân chọn tạo giống lúa, PGS. TS Huỳnh Quang Tín, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (MDI) là người hết lòng vì một nền nông nghiệp Việt.
Tháng cuối năm, gió bấc thổi liu riu qua những cánh đồng vừa xong mùa gieo hạt, mang theo cái lạnh đánh thức ký ức về “mùa” tát đìa. Còn nhớ cách đây hơn 20 năm, gió bấc về cũng là lúc tôi hí hửng theo chân người lớn đi bắt “lộc trời” đang ẩn mình dưới đìa nước mênh mông, sau những tháng chúng thong dong cùng mùa nước nổi.
Vụ bưởi Tết là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với người trồng bưởi. Đây là dịp để họ thu hoạch thành quả sau 1 năm chăm sóc vất vả và là cơ hội để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Cùng với các tỉnh trong khu vực, An Giang đang làm cuộc “cách mạng” trong nông nghiệp bằng việc đăng ký tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng vùng ĐBSCL đến năm 2030” (viết tắt là đề án).
Với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL”, giai đoạn 2022 - 2024. Qua 3 năm triển khai, mô hình mang đến những kết quả khả quan.